Việc nắm rõ cách tính toán và quản lý thuế giá trị gia tăng, các doanh nghiệp phải tính toán và nộp thuế VAT định kỳ cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, việc quản lý và tính toán VAT có thể phức tạp hơn tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và các quy định liên quan đến thuế của từng quốc gia. Do đó, đối với các doanh nghiệp cần có chuyên viên tư vấn và hỗ trợ để đảm bảo việc tính toán và quản lý VAT đúng quy định của pháp luật. Smarttax sẽ chia sẻ một số kiến thức để bạn nắm rõ hơn.
1.Thuế giá trị gia tăng là gì?
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế được áp dụng trên giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ. Nó là một loại thuế tiêu dùng, được tính dựa trên giá trị thêm vào sản phẩm hoặc dịch vụ khi chúng được sản xuất hoặc cung cấp. Tức là, thuế này sẽ được tính trên sự khác biệt giữa giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng và giá trị của nguyên vật liệu hoặc các yếu tố khác đã được sử dụng để sản xuất hoặc cung cấp chúng. Thuế giá trị gia tăng được thu thập bởi chính phủ nhằm tài trợ cho các hoạt động công cộng, như giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng và các dịch vụ công cộng khác.
2. Các đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT
2.1 Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài)
2.2 Đối tượng miễn, giảm thuế hoặc không chịu thuế giá trị gia tăng
- Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của ngành nông nghiệp
- Nhóm hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu có mục đích nhân đạo, viện trợ, hỗ trợ mang tính xã hội, không hoàn lại
- Hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho xã hội (các loại bảo hiểm sức khỏe, tài sản, vật nuôi, …)
- Nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế vì đó là hàng hóa, dịch vụ do nhà nước trả tiền
3. Phương pháp và công thức tính thuế GTGT
3.1 Công thức xác định GTGT
Thuế GTGT = giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT
3.2 Phương pháp tính thuế
Luật thuế giá trị gia tăng quy định 2 phương pháp tính thuế GTGT, bao gồm
- Phương pháp khấu trừ
- Phương pháp trực tiếp
a) Phương pháp khẩu trừ
Phương pháp khấu trừ được áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh và doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn và chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, luật thuế, hóa đơn và chứng từ. Ngoài ra, đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ còn bao gồm các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên.
Công thức xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Số thuế giá trị gia tăng đầu ra được tính bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của các hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp bán ra và ghi trên hóa đơn GTGT.
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bao gồm tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT khi mua các hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả hóa đơn mua tài sản cố định, để sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ chịu thuế GTGT. Ngoài ra, số thuế GTGT ghi trên giấy nộp tiền thuế GTGT nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu hoặc giấy nộp tiền thuế GTGT thay cho phía nước ngoài cũng được tính vào số thuế GTGT đầu vào để khấu trừ.
b) Phương pháp xác định thuế GTGT trực tiếp trên GTGT
Phương pháp trực tiếp sẽ được áp dụng cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác, thiết kế mẫu vàng bạc, đá quý.
Công thức tính thuế GTGT phải nộp:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất thuế GTGT
c) Phương pháp xác định thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu
Các đối tượng được áp dụng phương pháp trực tiếp bao gồm:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh đang hoạt động và có doanh thu thu được từ khách hàng hàng năm dưới 1 tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh mới được mở để hoạt động, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện.
- Hộ gia đình và cá nhân kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh và hoạt động tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam theo Luật Đầu tư.
- Tổ chức nước ngoài khác không thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn và chứng từ theo quy định, trừ các tổ chức và cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
- Các tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Công thức tính thuế:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu * Tỷ lệ %
4. Quản lí, thu nộp thuế giá trị gia tăng
4.1 Nguyên tắc quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng
Người nộp thuế có quyền được hoàn thuế theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng phải tự xác định số tiền thuế giá trị gia tăng đủ điều kiện khấu trừ hoặc hoàn thuế, sau đó khai đề nghị hoàn thuế và lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế để gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Quy trình giải quyết hoàn thuế phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, bao gồm các thủ tục quy định tại Điều 59 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 và khoản 18 Điều 1 Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13, cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng, cần áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro như được quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13, khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật TTĐB và Luật quản lý thuế số 106/2016/QH13, cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.
4.2 Quản lí thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là một khoản thuế liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể nộp thuế. Thuế được thu theo kết quả kinh doanh của đối tượng nộp thuế, và chứng từ hoá đơn được coi là bằng chứng quan trọng nhất để xác định nghĩa vụ thuế của chủ thể nộp thuế đối với Nhà nước.
Luật thuế giá trị gia tăng đã quy định chi tiết về các loại chứng từ hoá đơn áp dụng cho các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ hoặc tính trực tiếp theo phần giá trị tăng thêm. Đối tượng sử dụng hoá đơn phải tuân thủ các mẫu hoá đơn do cơ quan tài chính phát hành hoặc hoá đơn thẹo mẫu của đơn vị nộp thuế.
Nhằm đảm bảo công bằng và chống thất thu ngân sách nhà nước, pháp luật quy định rõ trách nhiệm của cơ sở kinh doanh trong việc in, phát hành, sử dụng hoá đơn đúng quy định, và trừng phạt những cơ sở kinh doanh vi phạm để ngăn chặn tình trạng gian lận, trốn thuế.
Trên đây là toàn bộ các kiến thức về thuế giá trị gia tăng mà Smarttax muốn chia sẻ đến với bạn. Hi vọng với những chia sẻ về từ “Cách tính toán và quản lý thuế giá trị gia tăng (VAT)” Smarttax có thể giúp ích được cho bạn. Dịch vụ kế toán trọn gói Smarttax luôn sẵn sàng dành thời gian tư vấn cho bạn. Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc thì có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 091.333.5151 hoặc nhấn nút “Đăng ký ngay” để nhận được sự tư vấn tốt nhé từ chúng tôi .Smarttax chúc bạn thành công !
Tham khảo thêm các dịch vụ:
eSmart : Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo
Smartbrand : Dịch vụ thiết kế bộ nhận diện thương hiệu